NỘI HÀM THÔNG DIỄN HỌC TRONG “VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ” CỦA LÊ QUÝ ĐÔN

NỘI HÀM THÔNG DIỄN HỌC TRONG “VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ” CỦA LÊ QUÝ ĐÔN

 

TRIẾT HỌC, SỐ 12 (223), THÁNG 12-2009

 

  

 

LÂM DUY KIỆT (*)

 

Bài viết bàn về chương Vân đài loại ngữ quyển V (Văn nghệ) của Lê Quý Đôn (1726-1784) – nhà nhân văn Việt Nam thời Hậu Lê. Thông qua sự phân tích của mình, tác giả muốn làm rõ hàm nghĩa giải thích học hàm chứa trong cuốn sách. Hàm nghĩa giải thích học được chia làm hai bộ phận: hình thức và nội dung. Phần hình thức nói về hai loại hình thức đặc sắc trong Vân đài loại ngữ và hai loại ý chí do hai loại hình thức này tạo ra (ý chí tác giả và ý chí người biên soạn). Phần nội dung đi sâu thảo luận quan điểm, thái độ và phương pháp của các nhà Nho thời Tống, Minh (Chu Hy, Trương Tải) và Lê Quý Đôn.

 

I. Hình thức tác phẩm và ý chí tác giả của Vân đài loại ngữ

Vân đài loại ngữ là tác phẩm của nhà nhân văn Lê Quý Đôn – người có ảnh hưởng sâu sắc vào thời Hậu Lê ở Việt Nam. Ý nghĩa của “Vân đài” là nơi giữ sách, Vân đài loại ngữ có thể hiểu là biên soạn, tuyển chọn thư tịch theo loại.

Theo tự thuật của Lê Quý Đôn, quá trình hình thành bộ sách Vân đài loại ngữ là “Đọc và ghi chép lại các sự tích truyền kỳ, thêm bớt khái quát, có thêm ý kiến bình luận, tích lũy lâu dần thành kho sách, chia thành 9 quyển”(1). Chín quyển của bộ sách này lần lượt là: Lý khí, Hình tượng, Khu vũ, Điển hội, Văn nghệ, Âm tự, Thư tịch, Sĩ quy, Phẩm vật; “Văn nghệ” là quyển thứ 5. Xét từ hình thức bản văn của sách này, cái mà Lê Quý Đôn gọi là “Bình luận theo ý kiến” (thực ra là “Bình luận theo những gì đã thấy”) và “Biên tập văn bản cũ đưa vào” là hai phương thức thành thư khác nhau. Nếu là phương thức “Bình luận theo ý kiến”, thì Vân đài loại ngữ đã thể hiện được “kiến giải của mình” của Lê Quý Đôn (ý nghĩa của từ “Bình luận” có thể mở rộng thành “biểu đạt bất kỳ thứ gì đã nhìn thấy”, chứ không đơn thuần chỉ là đánh giá một số văn tự lựa chọn và ghi lại), bản thân Lê Quý Đôn có thể coi là “tác giả”; nếu phương thức thành thư của Vân đài loại ngữ là “Biên tập văn bản cũ đưa vào” thì sách này là “Tuyển tập”, khi đó, Lê Quý Đôn là “người biên soạn”. Việc kiểm tra, xem xét nội dung của Vân đài loại ngữ cho thấy, cuốn sách bao gồm cả hai phương diện này. Mà hai phương thức thành thư đó cũng quyết định tính chất có bình luận trong quyển sách này.((*)

Trong hàm ý giải thích học, tính chất của “bình luận” và “tuyển tập”, “tác giả” và “người biên soạn” có sự phân biệt rất rõ. Thông thường, với tư cách tác phẩm “bình luận”, có thể coi đó là sự phát triển “ý chí của tác giả”. Với tư duy đó, việc lý giải ý nghĩa hoặc nội dung của quyển này cũng có thể coi đó là nắm bắt “ý chí của tác giả”. Còn “Tuyển tập” lại là đọc văn bản mang tính hỗ trợ, nhân tố biên soạn thường xuất phát từ người biên soạn cho rằng người bình thường không thể hiểu được những tài liệu lịch sử hoặc văn bản rộng ở một số quyển nào đó. Do vậy, phải tiến hành chọn lọc, tuyển chọn lại những tài liệu này nhằm thu hẹp khoảng cách giữa người đọc với tài liệu lịch sử gốc hoặc văn bản. Trong khi đó, đọc và lý giải tuyển tập là việc người đọc trong quá trình đọc thông qua “ý chí của người biên soạn” để nắm “ý chí của tác giả”. Tóm lại, vấn đề ở đây đề cập đến “tính chất văn bản” và “ý chí” của người biên soạn/tác giả(2).

Trước hết, nói về vấn đề có liên quan tới “tính chất văn bản”. Vân đài loại ngữ quả thực có hai tính chất, bao gồm cả “bình luận” lẫn “tuyển tập”. Tuy nhiên, so sánh với “bình luận”, tính chất văn bản của “tuyển tập” càng cần phải làm rõ. “Lời nói đầu của Vân đài loại ngữ” nói nội dung của Vân đài loại ngữ là học thuyết “cách vật trí tri”, điều này chứng tỏ tính chất của cuốn sách. Hơn nữa, sau khi thành thư mặc dù vẫn không thể “chí quảng đại, tân tinh vi, dĩ tạo chí cách vật chi vực” (thành tựu này còn cần phải có sách của bốn tác giả Liêm, Lạc, Quan, Môn”, nhưng vẫn có thể “khảo kính tam tài, thù tạc bách biến”, điều đó chứng tỏ hiệu quả của cuốn sách này. Có thể đạt được “hiệu quả” “khảo kính tam tài, thù tạc bách biến” là mục đích biên tập cuốn sách Vân đài loại ngữ, đều thích hợp với “tuyển tập” và “bình luận”. Hơn nữa, tuyển tập” còn có một tính chất khác – đóng vai trò là “công cụ” hoặc “phương thức”. Bất kỳ một văn bản nào thực ra đều có tính chất công cụ: đối với bản thân văn bản, nó có thể biểu đạt nội dung mà tác giả hoặc người biên soạn muốn biểu đạt; đối với độc giả, trong ý nghĩa rộng lớn của văn bản họ có thể nhận thức, thay đổi sự vật và bản thân (theo cách nói của Trình Chu là cách vật và thiết dĩ đan xen vào nhau). Có điều, “công cụ” hay “phương thức” ở đây đặc biệt chỉ quan hệ thuyết tồn tại giữa “văn bản và văn bản”. Để thảo luận quan hệ này, trước hết có thể tham khảo nguồn gốc biên tập của Chu Hy (Nguyên Hối, 1130-1200) và Cận tư lục.(2)

Trong “Hậu thư cận tư lục”, Chu Hy đã giải thích rõ về nguồn gốc biên tập “Cận tư lục” của mình như sau: Mùa hè năm Ất Mùi, Thuần Hy đến từ Đông Dương, nghỉ lại quán cạnh dòng suối mát 10 ngày. Đọc sách của Chu Tử, Trình Tử, Trương Tử, cảm thấy kiến thức vô cùng rộng lớn mà học giả mới vào nghề không thể biết được. Do đó đã lấy những phần đại khái và có liên quan đến đời sống hàng ngày, biên tập lại… Như vậy, sau đó đọc hết sách của T quân t(3).

Có rất nhiều tư liệu lịch sử gốc của bốn vị quân tử (Chu Liêm Khê, Trương Tải, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên), xứng đáng là kho sách bao la rộng lớn (Quảng đại hồng bác, nhược vô tân nhai), do đó cần phải có người biên tập trọng điểm và nội dung “quen thuộc”. Đây là mục đích biên soạn và tuyển chọn Cận tư lục. “Quảng đại hồng bác, nhược vô tân nhai”, “lựa chọn những cái khái quát”, hoặc cũng có thể dùng để miêu tả tâm trạng biên soạn tuyển chọn – mặc dù trong “Lời nói đầu của Vân đài loại ngữ” không tự thuật như vậy. Hơn nữa, Cận tư lục với tư cách tuyển tập, còn có thể từ tính chất tuyển tập này làm nổi bật tính chất đặc biệt. Điều này được đề cập đến trong bài viết: Người đọc có thể từ Cận tư lục đi vào “tìm đọc toàn bộ tập sách của bốn vị quân tử” (từ tuyển tập đến đọc nguyên bản). Điểm này có thể so sánh với lời kết của Chu Tử về Cận tư lục: “Tứ tử”, lục kinh chi giai đệ (bậc thang của Lục kinh). Cận tư lục, “Tứ tử” chi giai đệ (Bậc thang của “Cận tư lục”, “Tứ tử”)(4).

 “Tứ tử” ở đây chỉ “Tứ tử thư” (tức “Tứ thư”). Từ Cận tư lục thông sang Tứ thư, rồi lại từ Tứ thư thông sang Lục Kinh, đó là quan hệ giữa các “nội dung” kinh điển của các bộ, thực ra không có quan hệ với “hình thức” văn bản của tuyển tập. Nhưng, trong lời nói đầu của Cầu chư tứ quân tử chi toàn thư, cũng có thể coi giữa Cận tư lụcTứ quân tử chi toàn thư có quan hệ bậc thang nào đó theo thuyết tồn tại. Những người đã từng leo bậc thang thì đều biết bậc thang không thể dừng mãi ở bậc thang. Nói cách khác, mục đích tồn tại của bậc thang chính là để con người thông qua nó đạt đến một nơi khác.

Cũng như vậy, việc biên tập Cận tư lục cũng không phải chỉ dừng lại ở Cận tư lục, mà còn thông qua đó để đọc sâu hơn nữa tác phẩm của Chu, Trương và nhị Trình. Trong đó, bao hàm quan hệ “phương thức và mục tiêu” mà Gadamer đã nêu ra (Mittel-Zweck-Zusamenhọnge)(5). Xét từ quan hệ giữa phương thức và mục tiêu, tính chất này của phương thức và mục tiêu cũng có một nhiệm vụ khác, đó là một khi độc giả đã đạt tới sự lý giải ở một mức độ nhất định, đó là thời khắc thoát khỏi biên tập (tạm thời). Theo đó, có thể phát huy chức năng biên tập của họ, tức là dựa trên những hiểu biết của họ để giúp đỡ người đọc hiểu hết; do vậy, cũng có thể từ đó kéo dài thêm vị thế “thứ giai” (nấc thang sau) nào đó khi so sánh với tư liệu lịch sử gốc.

Trong “Lời nói đầu của Vân Đài loại ngữ” hoàn toàn không thông qua Vân Đài loại ngữ để đọc lần lượt những nấc thang của các kinh điển khác, mà nhấn mạnh nhiều lần bộ sách này là học tập cách vật trí tri. Lấy cách vật trí tri để khảo sát tam tài, tạc thù bách biến làm mục đích của nó. Nói cách khác, từ Vân Đài loại ngữ quay trở lại tính chất bậc thang của văn bản khác (giống như thông qua Cận tư lục quay lại tất cả các sách của tứ quân tử), hoàn toàn không phải là mục đích biên soạn của Vân Đài loại ngữ. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể tưởng tượng bộ sách này cũng có cấp độ tính chất tồn hữu luận của “bậc thang”, tuy không hoàn toàn triệt để. Độc giả nguyên thủy đầu tiên của Vân Đài loại ngữ là Lê Quý Đôn, một học giả của triều Hậu Lê ở Việt Nam. Ông đã tiếp xúc với không ít kinh điển của Trung Quốc. Vì vậy, phần điều mục tuyển chọn trong Vân Đài loại ngữ và s mạch lạc của nó không phải là hoàn toàn mới lạ. Chỉ cần từ nội dung tuyển chọn và ghi chép lại, quay lại văn bản gốc – cho dù hình thức này là sự liên tưởng trên mạch học vấn hoặc sự tìm kiếm trên hành động thực tế – đã có thể xem là có tính chất bậc thang. (Ngoài ra cần phải giải thích là, nội dung của Vân Đài loại ngữ biểu hiện mức độ nhìn nhận quen thuộc đối với lý học, không thể tưởng tượng được nếu như nói Lê Quý Đôn hoàn toàn không biết Cận tư lục và mục đích biên soạn của Cận tư lục).

Trở lại vấn đề liên quan đến “ý chí”. Do Vân Đài loại ngữ có cả hai tính chất văn bản là “bình luận” và “tuyển tập”, nên nội dung của nó cũng hàm chứa “ý chí tác giả” và “ý chí người biên soạn”. Tính chất trước của văn bản (bình luận) liên quan đến vấn đề ý chí tương đối đơn thuần, còn tính chất sau (tuyển tập) thì tương đối phức tạp hơn. Về tài liệu biên tập và tuyển chọn mà nói, tài liệu được biên tập và tuyển chọn có tác giả ban đầu (ví dụ đã biên tập và tuyển chọn sách vở của Chu Hy, tức Chu Hy là tác giả những tác phẩm này). Hơn nữa, tác giả ban đầu có ý chí của tác giả, có thể gọi là (tài liệu biên tập và tuyển chọn) có “ý chí của tác giả ban đầu”. Khi đọc các tài liệu dưới hình thức biên soạn và tuyển chọn này, phải đồng thời hiểu hai loại ý chí (“ý chí của tác giả ban đầu” và “ý chí của người biên soạn”). Người đọc, ngoài việc phải hiểu ý chí của tác giả ban đầu, cũng cần phải nắm vững dụng ý biên soạn của người biên soạn đối với những tư liệu này, đặc biệt nếu người biên soạn tiến hành cắt xén nguyên bản và lấy các văn bản có nguồn gốc không giống nhau tổ hợp làm một. Như vậy, tuyển tập thực ra cũng có thể được coi là một tác phẩm “mới”, bởi vì nó tách các đoạn hoặc các câu tương đối ngắn thoát khỏi văn cảnh trong nguyên bản để chỉnh hợp đến vị trí mới. Đặc biệt, cách sắp xếp mới này luôn tạo thành quan điểm đọc mới, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cách hiểu của độc giả đối với văn bản ban đầu.

Tổng hợp hai hình thức “bình luận” và “tuyển tập”, quá trình đọc Vân Đài loại ngữ càng trở thành cách hiểu đối với “ý chí tác giả”, “ý chí của tác giả ban đầu” và “ý chí người biên soạn”. Như vậy, hành vi đọc bao gồm trình bày hợp lý đối với ba loại ý chí này. Trình bày như thế nào? Hình thức trước căn cứ vào tính chất bình luận, hai hình thức sau căn cứ vào tính chất tuyển tập. Ví dụ: nội dung đoạn trích và nguyên bản không giống nhau (cắt bỏ bộ phận câu chữ); văn tự không bị bỏ sót nhưng đoạn trích rời khỏi vị trí văn bản gốc; những đoạn văn trích dẫn khác nhau đan xen lẫn nhau (trong cùng một mục của Vân Đài loại ngữ bao gồm nội dung những văn bản không giống nhau). Tình trạng này khiến người ta không thể xem nhẹ vai trò “ý chí người biên soạn”.

Mặc dù Vân Đài loại ngữ có ba loại ý chí đã trình bày ở trên, song “tỷ lệ ý chí” trong các quyển của tác phẩm hoàn toàn không giống nhau. Ví dụ, mặc dù trong quyển 1 là thiên “Lý khí” đã bao gồm nhiều khái niệm mà các nhà lý học quen dùng, đã dẫn ra không ít khuôn mẫu của Âm Dương gia và Dịch học, nhưng ngôn ngữ và tư tưởng của Lê Quý Đôn cũng nhiều hơn. Quyển 5 thiên “Văn nghệ” thì không giống như vậy, mặc dù trong đó có không ít quan điểm của Lê Quý Đôn, nhưng ông đã sao chép tương đối nhiều các tác phẩm kinh điển. Nói cách khác, trong thiên “Văn nghệ”, “ý chí của tác giả ban đầu” và “ý chí của người biên soạn” chiếm tỷ lệ tương đối lớn, tuy nhiên “ý chí của tác giả” cũng không thể xem nhẹ.    

II. Nội dung giải thích học của Vân Đài loại ngữ

Có thể coi thiên “Văn nghệ” quyển 5 của Vân đài loại ngữ là một tuyển chọn “văn luận” của Quảng Ngãi, nội dung của nó bao hàm điều mục cần phải xử lý, giải thích học. Những điều mục quan trọng này đều lựa chọn từ những tác phẩm của Tống Nho, dùng khái niệm của Chu Hy, có thể xem là “Phương pháp đọc sách”. Ý nghĩa của “pháp” rất rộng lớn, bao gồm nguyên tắc, thái độ, phương pháp… Phần này sẽ phân tích một số đoạn trích của Trương Tải và Chu Hy làm ví dụ thảo luận, đồng thời phân tích một đoạn bình luận của Lê Quý Đôn.    

1. Trước hết, cần xem xét điều mục trích từ Trương Tải (Tử Hậu, Hoành Cừ, 1020-1077): Đọc sách ít thì không vì kiểm tra được cái hay của ý nghĩa. Sách cần phải thành công cụ suy nghĩ, không ghi nhớ thì suy nghĩ không ra, nhưng sau khi hiểu được cái gốc ban đầu, sách cũng dễ nhớ. Thế là không nghi ngờ những chỗ đáng nghi, mới là tiến bộ(6).

Đoạn trích dẫn trên có thể chia thành ba phần, tổng cộng đưa ra ba thái độ và phương pháp đọc sách là “đọc sách nhiều”, “ghi nhớ” và “hoài nghi”. Những thái độ này cũng có thể thấy được trong Nhị Trình tập (chủ yếu là Y Xuyên) và Chu Tử ngữ loại. Nhìn bề ngoài, chúng ta thấy ba loại thái độ này có hàm nghĩa tương đối liên quan đến phạm trù “đọc sách”, nhưng thực ra cũng có thể thấy hàm nghĩa giải thích học – phương pháp “lý giải” tương đối rõ ràng.    

“Đọc sách nhiều” là để muốn lý giải tường tận ý nghĩa – nguyên văn của Trương Tải chỉ rõ hơn mục đích của “tu dưỡng” (cultivation). Đây chính là sự liên kết giữa giải thích học với việc bàn về tu dưỡng: “thảo luận thêm sau khi đọc sách”; trong khi đọc sách nhiều hoàn toàn không phải là gia tăng số lượng và số lần đọc sách, đồng thời còn muốn có thể “thuộc lòng” (kết hợp giữa ghi nhớ và đọc thuộc). Cuối cùng, không nghi ngờ những chỗ đáng nghi mới là để nâng cao học vấn. Nâng cao học vấn có liên quan đến tìm tòi học vấn. Cũng có thể nói “thế là không nghi ngờ những chỗ đáng nghi” là để “giải thích những điều mình còn nghi ngờ). “Hoài nghi” có thể đổi thành “không hiểu” trong ngôn ngữ của giải thích học, không hiểu cũng là một phương pháp đạt đến sự hiểu. 

2. Hai là, dẫn từ điều mục của Chu Hy

(a) Chu Tử nói: “Phàm là đọc sách, mọi người nói giống và khác nhau là điều dễ nhận thấy nhất”(7)……), (b) Lại nói: “Đọc sách cần phải đọc nhiều lần, nghiền ngẫm từng câu từng chữ mới thú vị. Nếu có chỗ nào không hiểu, suy nghĩ kỹ; cũng không hiểu được, sau đó mới xem chú giải mới có ý nghĩa”(8)……), (c) Lại nói: “Khi mới đọc thì tiên đoán lấy ý của mình, lời nói của tiền thánh đều không thể thâm nhập vào. Đây là cái tật của người đi học thời nay”(9), (d) Phàm những câu nói này, không có cách nào gợi ý phương pháp đọc cho người học, “liêu niêm xuất chi”(10).

Để tiện cho việc thảo luận, điều mục này lấy mẫu chữ cái tiếng Anh phân thành số đoạn. Ba đoạn trích dẫn hầu như tương đương với nguyên văn của Chu Hy, nhưng về ý nghĩa câu chữ hai đoạn là độc lập với nhau; cho đến câu cuối cùng “phàm những câu nói này” thì là tổng kết của Lê Quý Đôn, chỉ rõ đây đều là phương pháp của Lê Quý Đôn. Hơn nữa, ý nghĩa các đoạn độc lập với nguyên văn, chỉ dựa vào câu này để liên hệ chúng với nhau. 

Đi sâu hơn, điều đoạn (a) nói đến là “so sánh quan điểm” ý kiến giữa những người giải thích, thông qua sự so sánh này mới có thể hiểu kinh văn một cách hiệu quả. Tham khảo người chú giải hoặc sự giải thích của các nhà Nho, vốn không đưa ra sự việc, nhưng cũng cần phải thuyết minh một chút về sự khác nhau trong quan điểm của những người giải thích. Sau nguyên văn của Chu Hy có văn tự dưới đây: Như Tạ Thương Thái nói như thế này, Dương Khưu Sơn nói như thế kia, người nào là được? Người nào là mất? Cho nên người được là như thế nào? Cho nên người mất là như thế nào?(7)Được và mất hoàn toàn không đơn giản là đúng và sai, càng có ý nghĩa lo lắng, khuyết điểm. Đoạn (b) yêu cầu nghiền ngẫm về “bản văn” (text) và tham khảo chú giải (exegesis). Hơn nữa, dùng “nghiền ngẫm” để hình dung nắm vững “ý nghĩa” rõ ràng là sự liên hệ cảm quan với ý nghĩa (meaning). Về “bản văn”, cần có sự thuyết minh một chút. Bất cứ nhà Nho nào cũng khẳng định nghiền ngẫm “bản văn”, nhưng Chu Hy trong các trước tác khác và ngữ lục không ngừng nhấn mạnh thái độ kết hợp để xem xét, tức sẽ biết cách nói này hoàn toàn không ngẫu nhiên. Cách vật trí tri với “độc thư cùng lý” là hai phong cách trọng yếu của Trình Chu. Hơn nữa, nghiền ngẫm “bản văn” tức là sự phát hiện đến trình độ cao của phong cách này. Đoạn (c) thì nhấn mạnh rằng, khi đọc không thể trước tiên có sự quấy nhiễu “tiền kiến” hoặc “tiền phán đoán’ (pre-judice, pre-judgement), trong mỗi một trình độ cũng có thể nói là đã loại trừ sự lý giải “tiền kết cấu” (prestructure). Theo quan điểm của những nhà giải thích học người Đức (đặc biệt là Heidegger và Gadamer), việc bài trừ triệt để “tiền kết cấu” hoặc “tiền ý kiến” khi lý giải sự kiện là không thể được.  

3. Xem xét quan điểm dưới đây của Khổng Tử, Chu Tử và Thẩm Ước:

Khổng Tử nói: “Từ đạt nhi dĩ hĩ”, người thành đạt, gọi là bình dị. Chu Tử nói “Điều kỳ diệu của đạo lý phần lớn lại ở sự bình dị” và “Kẻ đọc sách lẽ nào không có mưu lược, lẽ nào không có địa vị cao, lẽ nào không có tài, lẽ nào không thành đạt”. Thẩm Ước cũng nói: “Văn chương đi kèm với ba điều dễ dàng, dễ thấy sự việc, dễ tải đạo, dễ thông hiểu sách vở”(11).

“Từ đạt nhi dĩ hĩ” trích từ Luận ngữ – Vệ Linh công là một câu riêng biệt. Chu Hy chú giải là: “Từ, có được ý nghĩa mà thôi, không lấy sự tráng lệ là tinh tế”. Hà Yến trong Tập giải từ dẫn Khổng An Quốc mà chú giải là: “Phàm việc gì không cần thiết lắm, đạt đến sự diễn đạt của từ là đủ rồi, không cần từ ngữ phiền phức”. Ý nghĩa giải thích của hai câu này gần giống nhau, đều nhấn mạnh sự diễn đạt ngắn gọn, không cầu cầu kỳ, phức tạp. Nói cách khác, “Từ đạt nhi dĩ hĩ” là nói sáng tác sự kiện chứ không lý giải sự kiện. Đoạn trích dẫn cuối cùng của Thẩm Ước là cách nói về ba sự khác nhau trong “Văn chương” của Nhan thị gia huấn của Nhan Chi Thôi (dễ thấy sự việc, dễ tải đạo, dễ thông hiểu sách vở), cũng không thuộc phạm trù của giải thích học, bởi cách nói này là sự sáng tạo hợp lý, câu chữ sử dụng đơn giản và kết hợp dễ dàng. Luận ngữ – Vệ Linh công và cách nói của Thẩm Ước đều không thể coi là giải thích học thực sự, chỉ có cách giải thích của Chu Hy mới phù hợp với yêu cầu.(11)     

Cách giải thích của Chu Hy về “lẽ nào không có mưu lược, lẽ nào không có địa vị cao, lẽ nào không có tài, lẽ nào không thành đạt” và “Điều kỳ diệu của đạo lý phần lớn lại ở sự bình dị” đều liên quan đến thái độ và phương pháp đọc, dường như cũng đã biểu đạt. Cách nhìn nhận này từ mỗi sự “giải thích” và tu dưỡng đan xen lẫn nhau (giống như phần thảo luận về Trương Tải ở trên), tức là hiểu văn bản hoàn toàn không chỉ là hiểu hành vi đơn thuần, mà còn là quá trình an ủi, giải trừ những buồn phiền trong cuộc sống. Vì vậy, tu dưỡng hoàn toàn không là sự phát triển hoặc kết quả sau khi lý giải văn bản kinh điển, mà là nhân tố phát sinh đồng thời với lý giải. Gadamer đem lý giải (Understanding) và ứng dụng (Application) liên kết với nhau và do vậy, đã mở rộng mức độ thực tiễn của giải thích học. Chu Hy thì lấy ý nghĩa của “kỹ thuật lý giải” và “tu dưỡng bản thân” (self-cultivation) thay thế cho nhau; vì vậy, ông đã phát triển ý nghĩa tu dưỡng của giải thích học. Nếu như kỹ thuật lý giải và quá trình tu dưỡng là hai thành tố tồn tại đồng thời, thì phương pháp học và nhân văn học sẽ có một mối liên hệ nội tại mật thiết. Kỹ thuật sẽ không chỉ áp chế đối với cái tồn hữu, mà còn có thể bồi dưỡng và tạo thành cái tồn hữu.

Nhìn tổng thể, Lê Quý Đôn lấy “bình dị” để giải thích “đạt” trong thiên “Vệ Linh công”. Đó là một sự khiêm nhường nếu nhìn từ cách dùng từ “tam dị” của Thẩm Ước và bình dị của Chu Hy. 

4. Quan điểm của Lê Quý Đôn:

Cuối đời Nam Tống, người soạn kinh điển không đọc văn bản và chú giải của các nhà Nho thời trước, nhưng lấy những bài văn tuyển chọn trong khoa cử trong những đời gần đây, mô phỏng bắt chước, lựa chọn trong những kinh điển có thể xem là câu của đề mục, dùng ý nghĩa gượng ép, dựa theo đưa ra chủ trương, cách thi cử này đáng chê trách, trong khi sau này đầy sự gian lận (…). Đọc sách không xem ý chỉ lớn, mệnh đề không đề cao chính nghĩa, thì không thể trách sự lộn xộn này được(12).

Điều mục này không là tuyển văn, mà là quan điểm riêng của Lê Quý Đôn. Xem xét từ nội dung, sự phê bình của Lê Quý Đôn là nhằm vào tình hình thi cử khoa bảng mà đọc sách của thánh Trình; hơn nữa, trong đó quay về danh hiệu thi đình của Chu Hy. Theo đó, lập trường và ảnh hưởng của Chu Hy đối với thi cử không thể không có liên quan. Chu Hy cho rằng, “Gần đây người thực sự đọc sách không ít, cũng noi theo khi khoa cử, mới đem sách ra đọc, bèn lập ra trước ý tứ, muốn nói điều mới lạ, đều không hiểu ý muốn thực sự của họ là gì”(13); rằng, “Học hành cần phải cố gắng hết sức mình mới có được kiến thức sâu sắc. Hiện nay, người học hành chỉ muốn dùng để đi thi cử; dĩ cập đệ, thì dùng tạp văn; người cao hơn, thì dùng cổ văn, đều xem xét cái bên ngoài”(14). Nhưng với cách bình luận điều mục trên, càng tiếp cận Tượng Sơn (Cửu Uyên, 1139 – 1193) (Bạch Lộc Động thư viện giảng nghĩa)(16), trong đó “công sức dễ dàng” và “sự nghiệp tan tành” là sự khác biệt về phán ngữ của Tượng Sơn với học vấn của Chu Hy.

Nhìn nhận về mặt giải thích học, ý nghĩa chính trong bình luận trên của Lê Quý Đôn khi tán dương học vấn của thánh Trình mà chê bai thi cử khoa bảng, chẳng qua là câu “lựa chọn trong những kinh điển có thể xem là câu của đề mục, dùng ý nghĩa gượng ép, dựa theo đưa ra chủ trương”… mặc dù mâu thuẫn vẫn chỉ hướng đến khoa cử, cũng có thể thấy thái độ giải thích đối với kinh văn, xem như là liên quan đến lý giải sự kiện. Sự đối lập giữa “nghĩa lý của thánh Trình” với “thi cử khoa bảng”, đến sự khác biệt giữa “công sức dễ dàng” và “sự nghiệp tan tành”, về mặt hình thức, là sự bất đồng trên con đường học vấn (tôn đức tính và đạo vấn học). Nhưng, nhìn nhận sâu sắc hơn, có thể thấy đó là sự phát hiện vấn đề trong giải thích học. Lý do của sự tranh luận con đường học vấn hoặc sự nghiệp này, quanh đi quẩn lại vẫn là lý giải chính xác nghĩa lý kinh điển trong văn bản như thế nào; hơn nữa, “lý giải nghĩa lý” văn bản kinh điển, tức dẫn dắt đến “lý giải ý nghĩa” văn bản kinh điển. Lục Tượng Sơn thường tuyên xưng khi đọc sách của thánh Trình là “trước tiên tạo lập cái lớn” “mở mang cõi lòng mình” và Chu Hy chỉ trích những học giả kiểu như Lục Tượng Sơn đọc nghĩa lý kinh thư không tỉ mỉ, không chỉ là sự tranh luận về học vấn của các nhà Nho, mà còn là sự tranh luận về giải thích học. Sự bình luận của Lê Quý Đôn, một mặt, biểu hiện sự hàm chứa “có học vấn” tính chất lý giải sự kiện; mặt khác, cũng đề cập đến Chu Hy và khoa cử, vì vậy mà gián tiếp liên quan đến sự khác biệt về từ giữa Chu Hy và Lục Tượng Sơn, dẫn đến sự khác biệt về giải thích học.

5. Kết luận

Bài viết này tiến hành phân tích sự giải thích học của Vân Đài loại ngữ từ hai phương diện là hình thức văn bản và nội dung. Thông qua phân tích đối với hình thức, bài viết đã đưa ra kết luận cho rằng, trong tuyển tập và bình luận, người biên soạn và tác giả khi lý giải sự kiện có giải thích học – tính chất tồn hữu luận. Thông qua phân tích đối với nội dung, bài viết lấy sự tuy�